LÝ THUYẾT KÍCH CẦU
1/ Theo lý thuyết, để kích cầu tiêu dùng của nền kinh tế có rất nhiều cách mà chính phủ có thể thực hiện, nhưng nguyên lý cơ bản là làm sao sức mua của nền kinh tế tăng về khối lượng qua đó sản xuất, kinh doanh phát triển, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập và đến lượt nó lại kích thích tác động đến nền kinh tế phát triển lên. Một số biện pháp mà Chính phủ hay làm là:
+ Thông qua hệ số nhân tổng cầu khi đó chính phủ sẽ thực hiện việc chi tiêu của mình. Chi tiêu thông qua các dự án quốc gia, đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng,...==>> tăng tiêu dùng. (Khi xem thêm số nhân tổng cầu, sẽ thấy tác động dây chuyền của nó);
+ Thông qua kênh thị trường tài chính, hạ mức lãi suất, hạ thấp tỉ lệ dữ trự bắt buộc ==>> tăng đầu tư ==> tăng tiêu dùng. Tác dụng phụ của chính sách này là lạm phát tăng. Ngoài ra còn các công cụ khác trên thị trường tài chính tác động đến tiêu dùng...
+ Ngoài ra có các biện pháp khác như chính sách thuế quan, chính sách trợ cấp xã hội ...
Hiện nay ngành tài chính ngân hàng đang cổ phần hoá rất nhiều và đương nhiên họ phải cạnh tranh và Lợi nhuận là câu trả lời có sức nặng nhất đối với các Cổ đông do vậy rất dễ thấy Chính phủ làm một đằng các ngân hàng TM làm một nẻo. Do vậy, công cụ tài chính của Chính phủ đang dần bị thu hẹp hiệu lực.
2/ Để hiểu được nguyên lý kích cầu, chúng ta phải bắt đầu từ công thức cơ bản như sau:
Y = C+I+G+(nếu nền Kinh tế mở)(X-I)
Y là thu nhập quốc dân.Còn C+I+G+.......là tổng chi tiêu hay đơn giản là tổng cầu.
Vậy chính sách kích cầu là: kích thích các yếu tố C,I,G hay (X-I) trong đó
C = Chi tiêu của các cá nhân
I = Chi tiêu của các công ty(thực ra I là đầu tư nhưng các doanh nghiệp đầu tư bằng cách mua hàng của các doanh nghiệp khác)
G = Chi tiêu của chính phủ (cái này bạn kidra nói hoàn toàn đúng về hệ số nhân tổng cầu)
(X-I)= Thặng dư thương mại =>Chính sách kích thích xuất khẩu.
Để vế trái (Y) tăng thì có rất nhiều cách xuất phát từ các yếu tố của nền kinh tế (bên vế phải).
3/ Các phương pháp kích cầu:
1) Giảm lãi suất, để khuyến khích các công ty tăng đầu tư => tuyển thêm nhân công hoặc tăng lương => số tiền được trả thêm được dùng vào chi tiêu => kích cầu, nhưng cách này dễ đem lại lạm phát và dễ tạo nên các vụ đầu tư liều lĩnh.
2) Tăng số ngày nghỉ lễ (để người dân có dịp chi tiêu)
3) Giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế tiêu thụ nói chung
4) Tăng lương cho cán bộ công nhân viên chức (nhưng lấy đâu ra tiền mà tăng? Nếu in tiền lại gây ra lạm phát => giảm cầu)
5) Chính phủ tăng chi, nhưng cách này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách
6) Giảm thuế thu nhập => lập tức có tác dụng ngay, nhưng ngân sách sẽ thâm hụt
7) Thu hút đầu tư nước ngoài => kinh tế phát triển => người dân giàu lên => chi tiêu nhiều hơn
8) Nhận kiều hối
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét